Bỏi túi: Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân hiệu quả nhất!

Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân

Nhiều khách hàng tìm đến chúng tôi phàn nàn rằng, họ gặp khá nhiều bất tiện sau khi công trình điện nước của gia đình hoàn thiện. Lý do bởi trong quá trình thiết kế thi công, gia đình không theo sát sao mà chỉ tin tưởng hoàn toàn vào đội thợ. Chính vì thế, để chủ động hơn trong việc thiết kế, lắp đặt điện nước cho gia đình mình, Quý vị nên trang bị kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân. Bài viết này Cơ Điện Lạnh MEP sẽ làm rõ vấn đề này, hi vọng sẽ giúp Quý vị phần nào đó để có một công trình điện nước của gia đình hoàn hảo.

Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân

Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân
Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân

Hệ thống điện trong nhà

Nguyên tắc an toàn điện là yếu tố cần được chú ý đầu tiên trong kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân. Theo sau đó là các yếu tố về tính mỹ thuật và sự tiết kiệm chi phí tối thiểu nhất cho gia đình. Khi tiết kế hệ thống điện, Quý vị cần lưu ý một vài điều sau:

  • Các đường dây nguồn cấp chính cần đặt dọc cầu thang hoặc bên trong hộp kỹ thuật, nên tránh việc để dây qua các phòng.
  • Những vị trí đường dây đi trong tường, sàn nhà,.. cần luồn qua ống nhựa cách điện, đặt theo chiều dốc xuống phía dưới để việc thoát nước (nếu có) được dễ dàng.
  • Hạn chế tối thiểu các đường dây diện giao nhau.
  • Không đặt dây điện ở những nơi có khả năng khoan đục hay đóng đinh. Đặt ở những nơi dễ dàng thay thế.
  • Lựa chọn loại dây điện chất lượng.
  • Khoảng cách đặt ổ cắm điện so với mặt sàn tầng 1 tối thiểu là 1.2m; nếu đặt ổ ở trong hốc thì khoảng cách tối thiểu là 0.4m; đặt xa vị trí có kim loại tối thiểu 0.5m. Đối với các ổ cắm tầng trên thì khoảng cách cần tối thiểu so với sàn là 0.4m.
  • Vị trí đặt ổ cắm, công tắc nên cần đồng bộ với thiết kế nội ngoại thất để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tránh đặt tại những nơi ẩm ướt, nên đặt tại những vị trí tiện sử dụng nhất như cầu thang, cửa ra vào,..
  • Nên lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ riêng cho từng tầng, từng khu vực trong nhà.
  • Tủ điện đặt tại nơi thuận tiện, dễ kiểm tra.

Hệ thống chống sét

Tùy thuộc vị trí của ngôi nhà mà Quý vị có thể thiết kế thêm hệ thống chống sét. Đặc biệt, nếu nhà nằm ở nơi vắng vẻ, không có nhiều nhà xung quanh thì cần thiết phải lắp đặt hệ thống này.

Với kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân, ngoài lắp hệ thống chống sét, Quý vị nên lắp thêm các cọc tiếp địa để sử dụng điện an toàn hơn. Cọc tiếp địa được chôn dưới đất để điện được thoát xuống khi có dấu hiệu bị rò rỉ điện ở các thiết bị sử dụng điện hoặc tại các đường dây.

Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân
Nguyên tắc an toàn điện là yếu tố cần được chú ý đầu tiên trong kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân

Hệ thông cấp nước

  • Đảm bảo các đường ống dẫn đến các thiết bị sử dụng nước ngắn nhất.
  • Sử dụng loại ống khác nhau cho việc dẫn nước lạnh (PN 10) và nước nóng (PPR PN20).
  • Đường ống ngang được lắp đặt trong tường, đường ống loại thẳng sẽ được đặt trong hộp kỹ thuật nơi gần các thiết bị sử dụng nước.
  • Các đường ống ngang cần là loại chất lượng tốt, các mối nối khít nhau.
  • Vị trí lắp đặt nên được nghiên cứu kỹ để đảm bảo cho việc sửa chữa, thay thế nếu có vấn đề.
  • Lắp đặt một cách khoa học để góp phần tạo áp lực tự nhiên cho nước, hạn chế việc sử dụng máy bơm. Sử dụng thêm các van khóa hợp lý nhằm giúp thuận tiện hơn trong quá trình sửa chữa.

Hệ thống thoát nước

  • Đường ống thoát nước nên đảm bảo đủ độ lớn cho từng loại: thoát nước sàn, thoát nước nhà vệ sinh, thoát nước mưa.
  • Đảm bảo độ dốc tối thiểu đối với các đường ống ngang. Tối thiểu là 1/D (D là đường kính ống).
  • Không đi chung đường ống thoát nhà vệ sinh với các đường ống khác. Còn ống thoát nước sàn, nước rửa, nước giặt có thể đi chung với nhau. Đường thoát nước mưa nên đi riêng hoặc có thể đi chung với đường ống giặt rửa,.. nhưng nên tăng thêm đường kính ống để đảm bảo việc thoát nước kịp thời nếu trời mưa to.
  • Nên thiết kế thêm đường ống thông hơi. Nếu quy mô nhà lớn, ngoài đường ống thông trục, còn cần thêm đường thông nhánh. Với nhà nhỏ thì chỉ cần đường trục thông hơi lên mái (Đường kính khoảng D60 hoặc 75). Ống thoát hơi ở bể phốt cần riêng biệt, đường kính D75 hướng lên mái.

Xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác của chúng tôi:

>> Thiết kế cơ điện – Thiết kế M&E cần những yêu cầu gì?

>> Thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt (Dometic Water)

Một vài lưu ý khi thiết kế điện nước nhà dân

Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân
Cần xem xét tổng thể thiết kế của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.

Để có một hệ thống điện nước của gia đình đạt hiệu quả nhất, Quý vị nên lưu ý một vài kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân sau:

  • Trước tiên, cần xem xét tổng thể thiết kế của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.
  • Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật chính xác, đầy đủ
  • Đồng bộ giữa khâu thiết kế và thi công
  • Lựa chọn các vật tư, thiết bị phù hợp
  • Chọn đơn vị thiết kế, thi công điện nước uy tín, chuyên nghiệp.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân đảm bảo hiệu quả nhất. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến Cơ Điện Lạnh MEP để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MEP

  • Add: HUD 3 Tower, 121-123 Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Tel : 082 6166 068 / 096 305 7689
  • Email : kythuatcongnghe.mep@gmail.com

7 thoughts on “Bỏi túi: Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân hiệu quả nhất!

  1. Pingback: Báo giá thiết kế điện nước nhà dân: Có đắt không?

  2. Pingback: [TỔNG HỢP] Tiêu chuẩn thiết kế điện dân dụng

  3. Pingback: Bỏ túi lưu ý quan trọng khi lắp đặt điện nước gia đình

  4. Pingback: Quy trình chuẩn: Thi công hệ thống điều hòa không khí!

  5. Pingback: Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà ở và cách tính đơn giản

  6. Pingback: Thi công chiếu sáng ngoài trời cho nhà ở, resort tiêu chuẩn

  7. Pingback: Quý vị đã hiểu đúng: Hệ thống Cơ Điện ME là gì chưa?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *