Hiện nay có 2 cách đi điện nhà dân là đi điện nổi và đi điện chìm. Tùy theo đặc điểm công trình và mục đích sử dụng mà lựa chọn loại đi dây điện thích hợp. Mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, vậy cách đi điện nhà dân thế nào để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo hiệu quả?. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Các cách đi điện nhà dân hiện nay
Đi dây diện ngầm (đi điện chìm)
Đi dây điện ngầm là cách dây điện được chôn bên trong tường hoặc dưới sàn nhà. Trước khi chôn, dây điện được luồn qua các ống dẫn cách điện để đảm bảo an toàn. Hệ thống dây diện này sẽ được bố trí ngay từ khi xây dựng nhà, căn cứ theo đúng bản vẽ thiết kế điện.
Ưu điểm
- Giúp diện tích không gian được tiết kiệm hơn, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà.
- Đường dây điện sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài như chuột cắn, tác động ngoại lực khác làm đứt,..
Hạn chế
- Chi phí lắp đặt và sửa chữa lớn. Khó khăn trong việc sửa chữa, phát hiện ra các đoạn hư hỏng.
- Cần thiết phải có bản thiết kế mạng điện, sơ đồ lắp đặt trước khi thi công. Bản vẽ sẽ được sử dụng khi lắp đặt và khi sửa chữa nếu xảy ra hư hỏng, sai sót trong quá trình sử dụng.
Lưu ý
- Đường ống bên ngoài bọc dây điện cần sử dụng loại chất lượng, chống cháy nổ, thấm nước.
- Trước khi đi dây điện ngầm, cần tính toán bổ sung thêm phần dây điện dự trữ sao cho hợp lý. Mục đích giúp Quý vị thuận tiện hơn trong việc bổ sung thêm các thiết bị điện hoặc một đường dây nào đó bị hư hỏng.
- Đảm bảo độ dốc của đường ống khi đặt để tiện cho việc thoát nước ra ngoài, tránh nước bị thấm, đọng lại trong ống chứa dây diện.
Đi dây điện nổi
Dây điện được đi bên ngoài, thường được ốp trên tường hoặc trên trần nhà. Cũng giống như cách đi điện nhà dân dạng chìm, dây điện cũng được luồn qua ống nhựa chuyên dụng trước khi được ốp lên tường. Hệ thống dây điện được dẫn từ mạch điện ngoài vào bên trong nhà sau đó được chia ra các phòng, các khu vực bên trong nhà.
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt
- Có thể thêm bớt tùy ý đường dây một cách linh hoạt, dễ dàng
- Có thể không cần đến bản vẽ, sơ đồ thiết kế cũng có thể lắp đặt dễ dàng.
- Dễ dàng sửa chữa, thay thế đường dây nếu xảy ra các vấn đề hư hỏng, chập cháy.
Hạn chế
- Làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà, đặc biệt trong trường hợp không biết thiết kế sao cho hợp lý, khoa học, mạng điện trong nhà sẽ dễ biến hành “mạng nhện”, gây rối mắt.
- Khả năng chập cháy ở các đường dây điện nổi sẽ lớn hơn, gây nguy cơ cháy nhà nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Lưu ý
- Trước khi đi từng đường dây điện, Quý vị cần tính toán kỹ càng vị trí đi dây thế nào để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Tránh đi dây diện qua các vị trí ẩm thấp, gần đường ống nước, nguồn nước; vị trí dễ chập cháy hoặc nơi có vật dễ bị cứa đứt.
- Cần đảm bảo khoảng cách quy định từ sàn lên đến vị trí đi dây.
Xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác của chúng tôi:
>> Lưu ý quan trọng khi lắp đặt điện nước gia đình!
>> Bỏi túi: Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân hiệu quả nhất!
Những lưu ý khác khi đi dây diện nhà dân
Để đảm bảo cho cách đi dây diện nhà dân thật hiệu quả và an toàn, Quý vị nên lưu ý thêm một vài điều như sau:
- Sử dụng các loại dây dẫn có chất lượng tốt, nơi sản xuất rõ ràng.
- Nên tính toán rõ công suất sử dụng của các thiết bị điện trong gia đình để chọn được loại dây phù hợp.
- Nên phân chia mạng điện và sử dụng aptomat cho mỗi hệ thống điện. Cần có aptomat tổng và aptomat cho mỗi tầng, mỗi phòng.
- Không đi chung đường dây điện với các đường cáp mạng, cáp tivi.
- Không được tự ý lắp mạng điện nếu không có kiến thức về lĩnh vực này.
Hi vọng, với cách đi điện nhà dân đảm bảo an toàn của chúng tôi sẽ giúp Quý vị trang bị thêm được nhiều kiến thức hữu ích, để sử dụng điện an toàn hơn. Nếu gặp vấn đề gì khó khăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MEP
- Add: HUD 3 Tower, 121-123 Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Tel : 082 6166 068 / 096 305 7689
- Email : kythuatcongnghe.mep@gmail.com
Pingback: Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà ở và cách tính đơn giản
Pingback: Chuyên gia mách: Cách bố trí hệ thống điện trong nhà
Pingback: Cách tính và tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà