Cách tính và tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà

tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà

Đối với nhà ở dân dụng, làm thế nào để tính toán được và cần tuân thủ những tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà thế nào để cho phù hợp, tiết kiệm và đảm bảo an toàn, thẩm mỹ? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi thường gặp khi tư vấn các khách hàng về dịch vụ thiết kế hệ thống điện dân dụng. Do đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà và cách tính chi tiết nhất gửi đến Quý vị.

Cách tính và tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà

Việc tính toán và lựa chọn dây điện trong nhà ở cần phải tuân theo những tiêu chuẩn được các đơn vị chuyên trách như xây dựng, điện lực ban hành để đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ, tiết kiệm.

Chúng tôi đã tham khảo tiêu chuẩn TCVN 2103 và các tiêu chuẩn khác của ngành điện lực, xây dựng, của các nhà sản xuất thiết bị điện ở Việt Nam.

Tính an toàn

 tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà
Tính an toàn là một trong những tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà quan trọng

Tại các gia đình, nguồn điện thường được sử dụng là loại 1 pha 2 dây (1 dây pha và 1 dây trung tính). Đây cũng là nguồn điện thiết yếu được sử dụng cho nhà ở thông thường tại nước ta.

Ngoài ra, còn có 2 loại nguồn điện khác là:

  • Nguồn 1 pha, 3 dây (gồm 1 dây pha, 1 dây trung tính, 1 dây nối đất). Nguồn điện này thích hợp sử dụng cho các nhà cao tầng, biệt thự lớn, khách sạn hay các công trình nhiều thiết bị máy móc, các khu nhà ở cao cấp.
  • Nguồn 3 pha, 4 dây: được sử dụng tùy mục đích.
  • Nguồn 3 pha, 5 dây: rất ít được sử dụng.

Tính thẩm mỹ và tiết kiệm

 tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà

Đi dây điện nổi trong nhà: Dây điện nổi sẽ được luồn trong ống nhựa hoặc nẹp nhựa chuyên dụng, sau đó được cố định trên tường hoặc trần nhà. Chú ý, khi luồn dây điện trông ống phải tính toán không để số lượng dây quá chật. Như vậy sẽ giúp thuận lợi hơn trong quá trình luồn và sửa chữa, thay thế.

  • Đi dây điện âm: Dây điện được đi âm tường hoặc âm sàn. Trước khi đặt, dây sẽ được luồn trong các ống nhựa chuyên dụng.
  • Đi dây điện ngầm: Cách đi dây điện này được sử dụng cho các công trình bên ngoài, không gắn liền với nhà. Dây sẽ được luồn qua ống nhựa cứng chống thấm nước, chống va đập, sau đó được chôn dưới đất khoảng 0.7m.

Xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác của chúng tôi:

>> Cách đi điện nhà dân đảm bảo an toàn

>> [TƯ VẤN] Dây điện đi trong nhà dùng loại nào?

Cách tính và lựa chọn dây phù hợp

 tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà
Bảng tham khảo lựa chọn tiết diện cho dây phù hợp trong tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà

Để tính toán và lựa chọn được loại dây phù hợp, Quý vị có thể làm theo các bước tuần tự sau:

  • Xác định nguồn điện sẽ dùng
  • Cần tính được tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình.
  • Lựa chọn loại dây phù hợp cho từng phần.

+ Lựa chọn dây điện tổng cả nhà.

+ Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.

  • Các thiết bị có công suất dưới 1W, như: ổ cắm điện, công tắc điện đến đèn, quạt, tivi, tủ lạnh,…nên dùng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5mm2.
  • Để đảm bảo an toàn về điện, với các thiết bị có công suất từ 1kW – 2kW như: bếp điện, lò sưởi… nên dùng loại dây cáp điện PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm2.
  • Các thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tùy theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây theo công thức được hướng dẫn dưới đây:

Để giúp Quý vị dễ hiểu hơn, hãy theo dõi ví dụ sau đây:

Nguồn điện sinh hoạt 220V, công suất thiết bị sử dụng điện là 5KW.

  • Dòng điện tổng It = P/U (5000/220 = 22,7A)
  • Tiết diện dây S= 22,7/6 = 3.78 mm2 (Đối với điện dân dụng, tiết diện dây dẫn tính chọn 6A/1mm2)

Như vậy, Quý vị lựa chọn tiết diện dây là 4mm2 để đảm bảo dự phòng cho nhu cầu sử dụng. Tiết điện dây là 6 mm2 (được tính: 1.75 x 3.78 = 6.615mm2) trong trường hợp dây cấp nguồn chính.

Dây cấp nguồn nhánh ở mỗi vị trí sẽ phụ thuộc vào cách bố trí sơ đồ dùng điện. Nếu được chia tải theo phòng hoặc tầng, tiết diện được chọn là 4mm2, dây cấp nguồn cho ổ cắm là 2.5mm2, dây chiếu sáng là 1.5mm2.

Đây là cách tính dây điện đi trong nhà thường được sử dụng. Tuy nhiên, Quý vị nếu không có nhiều kiến thức về thiết kế, bố trí đi dây diện trong nhà hoặc không phải lĩnh vực chuyên môn, thì chúng tôi khuyến cáo, nên tìm một đơn vị tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng cho hệ thống đường điện (an toàn, thẩm mỹ, hiệu quả, đúng mục đích).

Bên cạnh đó, để có một hệ thống đường điện trong nhà thật an toàn, Quý vị nên chọn hãng cung cấp dây điện chất lượng, uy tín trên thị trường.

Trên đây là cách tính và tiêu chuẩn đi dây điện trong nhà mà Quý vị có thể tham khảo. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ đến Cơ Điện MEP để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý vị với dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống điện dân dụng với dịch vụ tốt nhất hiện nay.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MEP

  • Add: HUD 3 Tower, 121-123 Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Tel : 082 6166 068 / 096 305 7689
  • Email : kythuatcongnghe.mep@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *