Chủ đề lần này, các kỹ sư của Cơ Điện Lạnh MEP sẽ chia sẻ đến Quý vị về “Các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV”. Các bước được diễn giải đơn giản, dễ hiểu, giúp mọi người, ngay cả những kĩ sư trái ngành cũng có thể tự mình thiết kế được một hệ thống VRV một cách dễ dàng.
Các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV
Bước 1: Nghiên cứu phương án triển khai
Phương án phổ biến khi triển khai hệ thống điều hòa VRV thường là các công trình không quá cao, không quá lớn bởi khoảng cách giữa dàn lạnh và dàn nóng đang bị giới hạn bởi độ cao. Các công trình này bao gồm các tòa nhà cao tầng như tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn đều không quá 30 tầng. Nếu muốn thiết kế hệ thống VRV cho các tòa nhà cao hơn thì cần phải có giải pháp riêng đặc thù, thường là phải thiết kế thêm một tầng kỹ thuật ở tầng trung.
Chính vì thế, tùy theo đặc điểm công trình về kiến trúc, công năng sử dụng mà kỹ thuật sẽ có các phương án riêng để đảm bảo tính hài hòa về kỹ thuật, thẩm mỹ, kinh tế,…
Bước 2: Tính tải lạnh cho từng phòng
Đây là bước bắt buộc cần thực hiện trước khi đi vào thiết kế chi tiết. Việc tính tải lạnh cho từng phòng giúp việc xác định được công suất điều hòa phù hợp nhất.
Một số cách tính phổ biến như tính tải bằng công thức, tính bằng phần mềm, hoặc tính theo kinh nghiệm. Mỗi cách tính đều có những ưu nhược điểm riêng, thông thường các kỹ sư sẽ kết hợp các phương pháp này với nhau một cách hợp lý để có được kết quả chính xác nhất.
Xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác của chúng tôi:
>> Báo giá thiết kế điện nước nhà dân: Có đắt không?
>> [TƯ VẤN] Cách lắp đặt điều hòa trung tâm hiệu quả nhất
Bước 3: Chọn dàn nóng, dàn lạnh
Từ kết quả tải lạnh đã tính được, kỹ thuật sẽ các định loại công suất dàn lạnh phù hợp cho từng phòng.
Sau khi có công suất của các dàn lạnh của tổng thể công trình, kỹ thuật sẽ tính công suất của dàn nóng để đáp ứng được hoạt động của các dàn lạnh. Để tính được công suất dàn nóng, ta có thể tính bằng tay theo công thức hoặc sử dụng phần mềm (phần mềm phổ biến là Xpress của Daikin).
Bước 4: Vẽ các hệ thống ống gas, ống nước ngưng, cấp nguồn cho dàn lạnh.
Sau khi có được các thông số kỹ thuật kể trên, kỹ sư sẽ tiến hành thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV với các bước vẽ hệ thống ống gas, ống nước ngưng, cấp nguồn cho dàn lạnh. Cụ thể:
- Hệ thống ống gas: Gas sử dụng trong hệ thống này là loại gas R410a. Loại gas này sẽ có đường đi từ dàn nóng tới dàn lạnh và quay trở lại một cách tuần hoàn. Kích thước của đường ống gas sẽ được tính dựa vào công suất của dàn nóng, dàn lạnh và được tính bằng phần mềm đặc thù của từng hãng điều hòa.
- Hệ thống nước ngưng: Từ công suất dàn lạnh, ta xác định được số lít nước ngưng tụ, qua đó xác định được kích thước của ống nước ngưng.
- Hệ thống cấp nguồn dàn lạnh, dây remote: Thông số kích thước của 2 loại dây này đều có kích thước cố định do hãng cung cấp. Do đó, kỹ sư chỉ cần thể hiện nó trên bản thiết kế mà không cần phải tính toán gì.
Bước 5: Trình bày bản vẽ, in bản vẽ
Đây là bước cuối cùng trong việc bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV. Yêu cầu của bản vẽ cần đảm bảo tính hoa học, đẹp mắt, rõ nét, đầy đủ các chi tiết, giúp người đọc dễ dàng đọc hiểu và thi công chuẩn xác.
Trên đây là các bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV một cách đơn giản. Nếu Quý vị cần biết chi tiết hơn hay chưa rõ vấn đề nào, hãy liên hệ đến chúng tôi để được các kỹ sư hỗ trợ.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MEP
- Add: Tầng 4, HUD 3 Tower, 121-123 Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Tel : 082 6166 068 / 096 305 7689
- Email : kythuatcongnghe.mep@gmail.com
Pingback: Các bước cài đặt dàn nóng điều hòa trung tâm Daikin
Pingback: Các lỗi thường gặp của hệ thống VRV DaiKin: chi tiết mã lỗi
Pingback: Có nên lắp điều hòa trung tâm cho gia đình?